Công nghệ

Công nghệ chấm lượng tử trên TV QD-OLED hoạt động như thế nào?

QD-OLED là một trong những công nghệ màn hình thành công và mang đến trải nghiệm xem khác biệt cho người dùng.

 

Công nghệ TV đã có những đột phá lớn trong những năm gần đây

Trong bối cảnh TCL và Hisense dính cáo buộc từ thị trường Mỹ liên quan tới các dòng sản phẩm TV QD-OLED, hay TV OLED với công nghệ chấm lượng tử (QD), thì những từ khóa này được tìm kiếm nhiều trên Internet, cũng như thu hút sự quan tâm từ người tiêu dùng.

Vậy OLED, QD-OLED thực chất là gì, và tác động của nó tới trải nghiệm sử dụng ra sao?

Tách biệt 2 khái niệm 0LED VÀ QD

Màn hình chấm lượng tử thường được gắn liền với các dòng TV OLED, nhưng trên thực tế lại là phiên bản tiên tiến hơn của TV LCD LED, gọi tắt là TV QLED. Công nghệ này bao gồm việc sử dụng các hạt có kích thước nano có thể hấp thụ và phát ra ánh sáng.

Khi ánh sáng đi qua các hạt này, mỗi kích thước khác nhau sẽ tạo ra các bước sóng khác nhau, tương đương với màu sắc được hiển thị.

Chấm lượng tử được biết đến với độ tinh khiết, nghĩa là chúng có thể hiển thị màu sắc chính xác hơn, độ sáng cao hơn. Điều này rất hữu ích khi xử lý các nội dung có dải tương phản rộng (HDR) trên TV.

Sự khác biệt giữa màn hình trang bị công nghệ chấm lượng tử so với màn hình thông thường (Ảnh: Trusted Reviews).

Trong khi đó, OLED là viết tắt của Organic Light Emitting Diode (Điốt phát sáng hữu cơ). Ở TV OLED, mỗi điểm ảnh (pixel) trên màn hình đều tự phát sáng, nghĩa là nó có thể tự tạo ra ánh sáng và màu sắc của riêng nó để tách biệt so với phần còn lại.

Điều này tạo ra độ tương phản cao, vì một điểm ảnh khi "bật" có thể nằm cạnh một điểm ảnh đang "tắt". Việc các điểm ảnh có thể bị tắt hoàn toàn cũng giúp TV OLED mang lại mức độ đen sâu, điều mà TV LCD, hay QLED khó lòng đạt được.

Nguyên nhân cũng bởi các dòng TV này sử dụng đèn nền LED (Backlight-dependent), khiến ánh sáng có thể lọt qua các khe của màn hình, và ảnh hưởng tới những vùng hình ảnh xung quanh. Từ đó khiến hình ảnh không đạt độ tương phản và màu đen sâu như ở TV OLED.

Điểm nhấn công nghệ từ màn hình QD – OLED

Các dòng TV có trang bị công nghệ chấm lượng tử, ánh sáng xanh lam sẽ được chiếu vào bộ lọc lượng tử (Ảnh: Samsung Display).

 

Điều đó mang chúng ta tới QD-OLED, một trong những công nghệ màn hình thành công và mang đến trải nghiệm xem khác biệt cho người dùng. Giống như OLED, đây là loại màn hình sử dụng các điểm ảnh có thể phát ra ánh sáng và màu sắc riêng, giúp tạo ra mức độ đen sâu, độ tương phản cao và góc nhìn rộng.

Tuy nhiên, đằng sau đó, có một lớp lọc chấm lượng tử giống như chức năng của nó trên TV QLED, giúp tạo ra dải màu chính xác hơn và rộng hơn, đồng thời giữ nguyên độ bão hòa (hay cường độ màu) ở các góc rộng hơn.

Sự kết hợp này mang đến khả năng tốt hơn so với OLED, vì QD-OLED có thể phát ra ánh sáng từ màn hình cao hơn và theo mọi hướng.

Màn hình TV LED hoặc OLED thông thường tạo ra 3 gam màu ánh sáng cơ bản, gồm: đỏ, xanh lục và xanh lam. Các gam màu này kết hợp với nhau ở một tỷ lệ nhất định, giúp tạo ra hình ảnh mà chúng ta nhìn thấy trên màn hình.

Ở các dòng TV có trang bị công nghệ chấm lượng tử, ánh sáng xanh lam sẽ được chiếu vào bộ lọc lượng tử. Tại đây, bộ lọc lấy một số ánh sáng xanh lam và chuyển đổi thành màu đỏ và xanh lục.

Khi các nguồn sáng này kết hợp với nhau, chúng cũng tạo ra ánh sáng trắng bão hòa từ 3 gam màu để chiếu hình ảnh lên màn hình.

Để lý giải cho việc sử dụng ánh sáng màu xanh lam để làm nguồn phát chính, các chuyên gia cho rằng đây là loại có "năng lượng ánh sáng" mạnh nhất, và do đó có thể đạt được "độ sáng tuyệt đối".

Một số dòng TV QD-OLED của Samsung hiện có thể đạt độ sáng cực đại hơn 1000 nits với tỷ lệ tương phản cao (1.000.000:1) khi trình chiếu HDR. Hàm lượng chấm lượng tử (Quantum Dot) đạt trên 3,000 ppm (part per million- một phần triệu) đảm bảo màu sắc trung thực.

Rào cản chi phí của TV QD – OLED

Đi kèm công nghệ hiển thị vượt trội, giá thành luôn là rào cản lớn nhất khiến các dòng TV QD-OLED chưa thể đến với phần đông người tiêu dùng.

Samsung S95B, dòng TV QD-OLED đầu tiên được Samsung chào bán ở Việt Nam có giá lên tới 47 triệu đồng cho bản 55 inch, và 60 triệu đồng cho bản 65 inch.

Mặc dù giờ đây, người tiêu dùng có thể mua bản 55 inch tại một số siêu thị điện máy với giá xấp xỉ 30 triệu đồng, nhưng đây vẫn là con số lớn so với thu nhập của phần đông người Việt.

TCL cũng mang đến các dòng TV QD-Mini LED, với giá 26 triệu đồng cho bản 65 inch. Tuy nhiên, công nghệ QD-Mini LED vẫn chưa phổ biến và được đánh giá cao bằng các công nghệ khác như OLED hay QLED.

Cùng chuyên mục

TCL nâng cấp trải nghiệm nghe nhìn với TV QD-Mini LED 2025 mới

Samsung đánh dấu bước tiến mới với AI dành cho mọi người trên Galaxy A56 5G, Galaxy A36 5G và Galaxy A26 5G

Galaxy S25 Ultra tiên phong trang bị mặt kính Corning Gorilla Armor 2 với công nghệ chống chói.

Lựa Chọn iPhone 16 Hay iPhone 15: Nên Chọn Mẫu Nào

Samsung AI TV khẳng định vị thế số 1, thăng hạng trải nghiệm sống thông thái cho người dùng

TCL chạm mốc 25 năm toàn cầu hóa và đồng hành cùng Việt Nam

Xiaomi 13T Series ra mắt toàn cầu: thách thức iPhone 15 với camera Leica, màn hình 144Hz, sạc nhanh 120W, quay video 8K

BEST Express. Việt Nam hợp tác VNPAY triển khai hình thức thanh toán VNPAY-QR

KHỞI NGHIỆP CÔNG NGHỆ - MANG TRÍ TUỆ VIỆT PHỤNG SỰ NGƯỜI VIỆT

Đại tiệc triệu deal 1K đón Xuân Quý Mão cùng sàn TMĐT mTom