Kinh doanh

Gỗ An Cường (ACG): 4 tháng lãi ròng 168 tỷ đồng, góp vốn vào Thắng Lợi Group có thể mang lại trăm tỷ lợi nhuận ròng mỗi năm

Lãnh đạo Gỗ An Cường tiết lộ doanh nghiệp sẽ cung cấp toàn bộ sản phẩm gỗ nội thất cho các dự án bất động sản của Thắng Lợi Group, đơn vị do Gỗ An Cường nắm 13% vốn.

Theo báo cáo thăm doanh nghiệp của CTCP Chứng khoán VNDirect, lãnh đạo CTCP Gỗ An Cường (Mã: ACG) cho biết doanh thu 4 tháng đầu năm là 1.187 tỷ đồng và lợi nhuận ròng 168 tỷ đồng; tăng lần lượt 12,7% và 22,3% so với cùng kỳ năm ngoái.

Ngoài ra, lãnh đạo Gỗ An Cường cũng tiết lộ đã góp vốn 500 tỷ đồng vào CTCP Tập đoàn Bất động sản Thắng Lợi (Thắng Lợi Group) và nắm giữ 13% cổ phần. Gỗ An Cường sẽ cung cấp toàn bộ sản phẩm gỗ nội thất cho các dự án bất động sản của Thắng Lợi Group. Theo ban lãnh đạo, việc góp vốn vào Thắng Lợi Group có thể mang lại cho doanh nghiệp 100 tỷ đồng lợi nhuận ròng mỗi năm.

screen-shot-2022-06-12-at-152602-2022061

 

Về kế hoạch kinh doanh giai đoạn tới, Gỗ An Cường có kế hoạch phủ sóng các showroom AConcept và Malloca tại 53 tỉnh thành vào năm 2023 (23 tỉnh vào năm 2022).

Ngoài ra, lãnh đạo cũng chia sẻ thêm kế hoạch xây dựng nhà máy sản xuất MDF bị hoãn lại do rủi ro pháp lý và tình trạng dư cung trên thị trường nội địa.

screen-shot-2022-06-12-at-152150-2022061

 Một số hình ảnh trong chuyến thăm của VNDirect.

Báo cáo của VNDirect cho biết nhà máy chế biến gỗ An Cường tại Đất Quốc Bình Dương có toàn bộ trang thiết bị tại nhà máy số 2 của An Cường đều được nhập khẩu từ Châu Âu và được quản trị thông qua phần mềm SAP – ERP.

Nhà máy số 2 sẽ chủ yếu sản xuất ván gỗ cho các chủ đầu tư dư án bất động sản và thị trường xuất khẩu. Nhà máy số 2 đạt tỷ lệ tự động hóa trên 80% và hiện tại đang chạy với 60% công suất. Tổng công suất xuất ván gỗ và cửa gỗ đang lần lượt đạt 800.000 tấm/năm và 800 cửa/ngày.

Theo ban lãnh đạo, nhà máy dự kiến sẽ chạy 100% công suất trong 2024 khi các showroom An Cường sẽ được phủ sóng trên 53 tỉnh thành cả nước.

Điểm khác biệt của An Cường so với các đối thủ khác là công nghệ dán và phủ laminate, veneer, acrylic lên tấm ván. Với 1.500 màu gỗ và chỉ gỗ đều được nhập khẩu từ Đức, các sản phẩm của An Cường đếu có màu gỗ và chỉ gỗ giống nhau tạo ra thiết kế bắt mắt hơn so với sản phẩm khác trên thị trường. Ngoài ra chất lượng chống cháy từ các sản phẩm của An Cường cũng vượt trội so với các các đối thủ khi đều vượt 20% so với thời gian yêu cầu từ Cục phòng cháy chữa cháy.

Các sản phẩm ván và lớp dán đều được Gỗ An Cường sản xuất trước vào lưu trữ trong kho lạnh. Khi có đơn hàng đến doanh nghiệp chỉ thực hiện công đoạn dán miếng dán lên lớp gỗ giúp tiết kiệm thời gian giao hàng đến khách hàng.

Gỗ An Cường cũng sở hữu kho phu kiện nội thất Hetich và phụ kiện cửa Inmundex từ Đức với khoảng 800 mặt hàng và tồn kho trung bình khoảng 3 triệu USD.

Đánh giá về thị trường xuất khẩu, lãnh đạo công ty nhận định đang có nhiều dư địa để tăng trưởng. Gỗ An Cường có kế hoạch mở rộng doanh thu xuất khẩu hàng năm từ 30 triệu USD hiện tại lên 50 triệu USD vào năm 2024.

Ngoài xuất khẩu cho khách hàng, công ty có kế hoạch làm việc với các đối tác nước ngoài (bao gồm Sumitomo - cổ đông chiến lược) để bán lẻ đồ nội thất cao cấp tại thị trường Mỹ. Công ty không có kế hoạch tham gia vào thị trường ASEAN, nơi có các đối thủ cạnh tranh lớn.

(Theo: http://vietnambiz.vn/go-an-cuong-acg-202261215272606.htm)
Cùng chuyên mục

Giá heo đi xuống, doanh nghiệp chăn nuôi Trung Quốc lại rơi vào vũng lầy

Quỹ VEIL tiếp tục giải ngân trở lại hơn 900 tỷ đồng, DGC thế chân VIC trong Top10 khoản đầu tư lớn nhất

'Giảm dần thời gian đóng BHXH, có thể xuống còn 10 năm'

Gia hạn thuế tiêu thụ đặc biệt, giá bán xe ô tô có giảm?

Samsung giảm sản xuất smartphone tại Việt Nam

Nhà Khang Điền (KDH) bảo lãnh cho công ty con vay tối đa gần 4.620 tỷ đồng

Tim Cook hối thúc Mỹ ra luật về quyền riêng tư càng sớm càng tốt: Liệu Facebook, Google có 'hết cửa' làm ăn?

Founder Terra Do Kwon đã âm thầm tẩu tán tài sản ra nước ngoài trước khi đồng LUNA sụp đổ

Quyết định cho người dùng vay tiền mua sắm, Apple ngày càng giống một ngân hàng

Tăng nguồn cung xăng dầu chế biến: Chính sách cần linh hoạt và sát thực tế