Kinh doanh

Giá heo đi xuống, doanh nghiệp chăn nuôi Trung Quốc lại rơi vào vũng lầy

Cứ 3 đến 4 năm một lần, người chăn nuôi heo ở Trung Quốc lại rơi vào tình cảnh đáng buồn. Ít nhất một doanh nghiệp chăn nuôi heo lớn đang đứng trước nguy cơ vỡ nợ.
11-06-2022 Điềm dữ cho người tiêu dùng toàn cầu: Trung Quốc chưa trở lại nhưng giá dầu đã hơn 120 USD/thùng
07-06-2022 Trung Quốc tăng cường nhập khẩu gạo, Việt Nam có tận dụng được cơ hội?
crawl-20220612175131935.jpg?width=700

(Ảnh minh họa: Bloomberg).

Cứ 3 đến 4 năm một lần, người chăn nuôi heo ở Trung Quốc - quốc gia sản xuất thịt heo lớn nhất thế giới, lại thấy mình bị kẹt trong một tình huống đáng buồn. Thậm chí, một số công ty sử dụng đòn bẩy tài chính vượt mức còn đứng trước bờ vực của một cuộc khủng hoảng nợ.

Đơn cử như vào năm 2018, Chuying Agro-Pastoral Group đã phải tuyên bố vỡ nợ và đề xuất thanh toán cho trái chủ bằng thịt giăm bông. Cuối cùng, công ty này phải hủy niêm yết trên sàn chứng khoán và đến nay các chủ nợ vẫn chưa đòi được tiền.

Tua nhanh đến năm 2022, Jiangxi Zhengbang Technology - nhà cung ứng heo hơi lớn thứ hai trong số các công ty niêm yết tạiTrung Quốc năm 2020, vừa thông báo rằng họ đã quá hạn thanh toán thương phiếu khoảng 542 triệu nhân dân tệ (tương đương 81 triệu USD).

Zhengbang đã trở thành doanh nghiệp mới nhất gặp căng thẳng tài chính trong chu kỳ đi xuống hiện tại của ngành chăn nuôi heo Trung Quốc. Thông báo của Zhengbang xuất hiện sau khi công ty lỗ khoảng 3 tỷ USD kể từ đầu năm ngoái do giá thịt heo giảm một nửa.

Ông Lin Guofa, trưởng bộ phận nghiên cứu tại hãng tư vấn Bric Agricultural Group, cho biết: “Zhengbang mở rộng công suất quá nhanh nhưng không đúng lúc. Khi giá heo hơi lao dốc, họ khó có thể xoay xở được tình hình”.

Thịt heo là loại protein phổ biến nhất ở Trung Quốc, do đó chăn nuôi heo có thể mang lại lợi nhuận rất cao, biên lợi nhuận gộp của một số công ty có thể trên 30% khi xảy ra tình trạng thiếu hụt. Tuy nhiên, ngay cả với các nhà sản xuất thịt heo hàng đầu, không phải lúc nào họ cũng dễ dàng bắt được đúng nhịp của thị trường.

1-20220612180852966.png?width=700

 

Chỉ riêng năm ngoái, 5 công ty chăn nuôi heo niêm yết lớn nhất tại Trung Quốc đã ghi nhận khoảng lỗ ròng hơn 39 tỷ nhân dân tệ. Zhengbang chiếm một nửa khoản lỗ, trong khi Wen Foodstuffs Group chiếm một phần ba. Các công ty bị lỗ khác còn có Tech-Bank Food và New Hope Liuhe.

Năm 2018, thời điểm giá heo sụt giảm kéo dài làm ảnh hưởng đến nhiều hộ chăn nuôi trên toàn quốc, Zhengbang bán được khoảng 5,5 triệu con heo, theo thông tin từ Bloomberg.

Chỉ ba năm sau, Zhengbang đã tăng công suất gần ba lần lên 15 triệu con. Tổng tài sản của công ty này tăng gấp đôi sau khi họ xây dựng và cho thuê trang trại cũng như tăng số lượng vật nuôi.

Tuy nhiên, việc mở rộng không mang lại may mắn như dự đoán, mà ngược lại chỉ đem đến rắc rối. Sự bùng nổ của giá heo hơi sau dịch tả heo châu Phi đã tàn lụi sớm hơn dự kiến của người chăn nuôi.

Zhengbang không chỉ phải vật lộn với doanh thu sụt giảm, mà còn chịu lỗ do khấu hao tài sản và hàng tồn kho. Kể từ sau thông báo nợ quá hạn, cổ phiếu của Zhengbang đã giảm tới 15% xuống mức thấp nhất kể từ năm 2018.

Tháng 12 năm ngoái, Zhengbang đã ký một hợp đồng hoán đổi nợ thành vốn chủ sở hữu với chi nhánh Giang Tây của China Cinda Asset Management, một công ty hỗ trợ doanh nghiệp giải quyết khó khăn nợ nần.

Ba tháng trước, một công ty lớn thuộc sở hữu nhà nước ở Giang Tây cũng đã đồng ý cấp 5 tỷ nhân dân tệ để hỗ trợ tài chính cho công ty mẹ của Zhengbang. Bất chấp những nỗ lực đó, Zhengbang vẫn có 40,7 tỷ nhân dân tệ nợ phải trả trên bảng cân đối kế toán vào cuối tháng 3.

Mặc dù giá heo đang phục hồi, mang lại một chút ánh sáng cho ngành công nghiệp chăn nuôi Trung Quốc, tương lai của Zhengbang phụ thuộc vào việc liệu họ có thể thu được nhiều tiền hơn từ thanh lý tài sản và có nhận được hỗ trợ kịp thời của chính phủ hay không.

Ông Lin từ Bric cảnh báo: “Đừng quá ám ảnh với giá heo và đặt cược vào chúng. Hãy tập trung vào chăn nuôi heo một cách khoa học, cắt giảm chi phí và tối ưu hóa quản lý. Đó là cách để vượt qua chu kỳ đi xuống của ngành này”.

(Theo: http://vietnambiz.vn/gia-heo-di-xuong-doanh-nghiep-chan-nuoi-trung-quoc-lai-roi-vao-vung-lay-202261218940525.htm)
Cùng chuyên mục

7 năm không được thành lập Ban quản trị: Quy định rõ ràng, nhưng cư dân vẫn gặp khó khăn và bất công

Quỹ VEIL tiếp tục giải ngân trở lại hơn 900 tỷ đồng, DGC thế chân VIC trong Top10 khoản đầu tư lớn nhất

Gỗ An Cường (ACG): 4 tháng lãi ròng 168 tỷ đồng, góp vốn vào Thắng Lợi Group có thể mang lại trăm tỷ lợi nhuận ròng mỗi năm

'Giảm dần thời gian đóng BHXH, có thể xuống còn 10 năm'

Gia hạn thuế tiêu thụ đặc biệt, giá bán xe ô tô có giảm?

Samsung giảm sản xuất smartphone tại Việt Nam

Nhà Khang Điền (KDH) bảo lãnh cho công ty con vay tối đa gần 4.620 tỷ đồng

Tim Cook hối thúc Mỹ ra luật về quyền riêng tư càng sớm càng tốt: Liệu Facebook, Google có 'hết cửa' làm ăn?

Founder Terra Do Kwon đã âm thầm tẩu tán tài sản ra nước ngoài trước khi đồng LUNA sụp đổ

Quyết định cho người dùng vay tiền mua sắm, Apple ngày càng giống một ngân hàng